Công Nghệ Sinh Học – ngành học của tương lai có gì?

Đến năm 2030, công nghiệp sinh học đóng góp 7% vào GDP. Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam là quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về công nghệ sinh học thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á. Công nghiệp sinh học đóng góp 10-15% vào GDP. Đó là mục tiêu đưa ra trong Nghị quyết số 36-NQ/TW  ban hành vào ngày 30/01/2023. Vậy ngành Công Nghệ Sinh Học có gì? Các sĩ tử sắp đỗ đại học, các bạn sinh viên đang học và đã tốt nghiệp cùng ABT tìm hiểu nhé!

Ngành công nghệ Sinh học là gì?

Đúng với tên gọi, Công nghệ Sinh học là ngành học có sự kết hợp giữa sinh học và công nghệ. Diễn giải một cách chi tiết hơn, ngành học này sẽ giúp bạn nghiên cứu và sử dụng những thực thể sống dựa trên nguyên lý sinh học để chế tạo nên các sản phẩm có ích cho loài người.

Cụ thể, công nghệ sinh học là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết với nhiều lĩnh vực trong sản xuất và cuộc sống như: chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mang các đặc tính mới (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản); chế biến và bảo quản thực phẩm; sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật; ứng dụng trong y học và dược phẩm, chẩn đoán bệnh; xử lý ô nhiễm môi trường, rác thải…

Ngành Công nghệ Sinh học có hệ đào tạo đa dạng phù hợp với mọi nhu cầu như chương trình cấp chứng nhận, chứng chỉ, bằng Cử nhân, Thạc sĩ hay Tiến sĩ. Ngành này còn cho phép bạn học trực tuyến nhưng đây thường là lựa chọn của những người đã làm việc lâu năm có mong muốn bổ sung kiến thức để ứng dụng ngay vào công việc đang có.

Một số môn bạn sẽ được học trong ngành Công nghệ Sinh học có thể kể đến như:

Chuyên Ngành

Những cơ hội đối với ngành Công nghệ sinh học

Thế kỉ 21 được gọi là thế kỉ của Công nghệ sinh học khi mà các nước trên thế giới đua nhau đẩy mạnh phát triển ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn này. Tại Việt Nam, ngành Công nghệ sinh học cũng nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay cho đến năm 2030, trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng; doanh nghiệp công nghiệp sinh học tăng 50% về quy mô đầu tư và quy mô tăng trưởng, thay thế ít nhất 50% sản phẩm công nghệ sinh học nhập khẩu; đóng góp 7% vào GDP; bảo đảm nhu cầu thiết yếu của xã hội.

Trong tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Chính trị đặt mục tiêu Việt Nam là quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về công nghệ sinh học thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á. Công nghiệp sinh học đóng góp 10-15% vào GDP.

Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chăm sóc sức khoẻ để chẩn đoán, điều trị các bệnh nguy hiểm, bệnh mới, ứng dụng công nghệ tế bào gốc; sản xuất vắc-xin, dược phẩm; tạo ra các sản phẩm sinh học phục vụ trong chế biến thực phẩm, chăn nuôi,…; tạo các giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ hải sản có năng xuất, chất lượng và giá trị cao.

Nên học Công nghệ Sinh học ở đâu?

Ở Việt Nam, bạn có thể chọn theo học ngành Công nghệ Sinh học tại nhiều trường đại học uy tín như Đại học Khoa học Tự nhiên (Hà Nội và TP.HCM), Đại học Bách khoa (Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM), Đại học Cần Thơ, Đại học Nông Lâm TP.HCM,… Nếu có điều kiện, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc đến việc du học ngành này để có thể tiếp cận với hệ thống cơ sở vật chất tiên tiến nhất cũng nh hìư những cơ hội nghề nghiệp mang tính quốc tế.

Sinh viên công nghệ sinh học tốt nghiệp ra trường làm gì?

Giảng viên tại các trường Cao đẳng, Đại học

Sau khi tốt nghiệp công nghệ sinh học , với những bạn trẻ có niềm đam mê với môi trường sư phạm có thể trở thành giảng viên Công nghệ sinh học ở các trường Đại học, Cao đẳng. Là giảng viên bạn sẽ luôn có cơ hội được làm việc với những nhóm nghiên cứu mạnh trong trường, được thường xuyên bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trong nước và nước ngoài.

Nghiên cứu viên tại các Trung tâm và Viện nghiên cứu

Một số đơn vị nghiên cứu uy tín trong lĩnh vực Công nghệ sinh học có thể kể đến là: Viện Sinh học Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Công nghệ sinh học và Viện Nghiên cứu hệ gen, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Công nghiệp Thực phẩm, Viện Nghiên cứu Ngô…

Nhân viên Phát triển sản phẩm tại phòng R&D của các công ty

Trong những năm gần đây, hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm) đã và đang được đầu tư mạnh mẽ cả trong khối các doanh nghiệp Nhà nước và các công ty tư nhân. Việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới, phát triển các dòng sản phẩm mới đang được các công ty giao phó cho phòng R&D và trực tiếp triển khai là các nhân viên Phát triển sản phẩm.

Kỹ thuật viên xét nghiệm – Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm

Kỹ Thuật Viên

Nơi làm việc sẽ là Labo xét nghiệm tại các Bệnh viện, Trung tâm Y tế dự phòng các tuyến từ Trung ương tới huyện, các Bệnh viện và phòng khám tư nhân…

Các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm chủ yếu làm việc tại các phòng thí nghiệm phân tích, phòng kiểm nghiệm, phòng KCS, phòng QC của các trung tâm kiểm nghiệm, công ty sản xuất dược và thực phẩm chức năng, công ty sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học, các trung tâm xét nghiệm ADN huyết thống tư nhân…

Giáo viên dạy môn Sinh học

Nhiều bạn sinh viên sau khi ra trường đã lựa chọn về địa phương làm giáo viên dạy môn Sinh học tại các trường phổ thông và Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Đây là lựa chọn hợp lý với các bạn muốn có một môi trường làm việc sư phạm nhưng không yêu cầu nhiều về nghiên cứu khoa học chuyên sâu.

Chuyên viên quản lý Khoa học và Công nghệ

Trở thành chuyên viên quản lý Khoa học và Công nghệ là một lựa chọn đối với các Kỹ sư, Cử nhân Công nghệ sinh học. Do đặc thù của cơ quan quản lý khoa học nên mỗi Bộ, cơ quan ngang Bộ và trực thuộc Bộ sẽ có những tiêu chí riêng về trình độ và bằng cấp đào tạo. Ngoài yêu cầu về chuyên môn thì các chuyên viên quản lý cần được bồi dưỡng thường xuyên về kỹ năng liên quan đến quản lý nhà nước như quản trị dự án, quản trị thông tin…

Kinh doanh hóa chất và thiết bị vật tư Công nghệ sinh học

Trong xu hướng phát triển những năm gần đây, các công ty nhập khẩu và phân phối hóa chất, thiế bị khoa học công nghệ đã tập trung nhiều vào mảng R&D và dịch vụ sau bán hàng. Vì vậy, họ rất cần những nhân viên bán hàng có sự am hiểu sâu sắc về công nghệ của thiết bị cung cấp và những chuyên gia kỹ thuật có khả năng đảm nhận tốt các dịch vụ chăm sóc kỹ thuật sau bán hàng.

Thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp Công nghệ Sinh học thế nào?

Dù bạn chọn bất kỳ công việc nào liên quan đến ngành Công nghệ Sinh học thì cũng đều là những vị trí mang tính chuyên môn cao. Vì vậy nên mức thu nhập nhìn chung sẽ rủng rỉnh hơn so với những công việc phổ thông khác. Còn mức lương cụ thể ra sao thì sẽ tùy thuộc vào từng công ty, thị trường lao động của mỗi quốc gia và nhất là năng lực cá nhân của bạn. Bạn chỉ cần ghi nhớ một điều rằng ngành Công nghệ Sinh học rất quan trọng với đời sống xã hội nên nếu bạn có thực tài thì chắc chắn nhà tuyển dụng không ngần ngại giữ chân bạn với một mức thu nhập tương xứng.

Các vị trí đang tuyển dụng tại ABT

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ABT là một trong các công ty hàng đầu chuyên cung cấp các thiết bị khoa học kỹ thuật – dụng cụ – hóa chất cho những phòng thí nghiệm thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học ứng dụng, đặc biệt là lĩnh vực sinh học phân tử. Với các chính sách hỗ trợ nhân sự học tiếp thạc sĩ và tiến sĩ, các khóa học ngắn hạn; ABT luôn tự hào bởi đội ngũ 30 nhân sự không ngừng được nâng cao kiến thức chuyên môn mỗi ngày. Hiện công ty đang tìm thêm đồng đội với các vị trí sau:

2 Nhân Viên Kinh Doanh (Sinh Học Phân Tử)

1 Nhân viên ứng dụng (Mảng Elisa)

Tuyển

Các bạn hãy nhanh tay nộp CV để chúng ta có cơ hội đồng hành cùng nhau nhé !

Mời Quý Khách Đánh Giá